TẠI SAO TRONG CÁC HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ FO TRẺ EM TẠI NHÀ ĐỀU NÓI: “ƯU TIÊN DÙNG THUỐC HO THẢO DƯỢC”? (Phần 1)

“Đờm là sản phẩm của quá trình viêm, bên trong có chứa vi trùng, bạch cầu, và xác của chúng cũng như các chất tiết của quá trình viêm.
Đờm sẽ được tống ra ngoài qua động tác sống còn của cơ thể là ho. Ho sẽ giúp trẻ bật đờm lên cổ. Nếu trẻ còn nhỏ chưa biết khạc nhổ đờm, thì sẽ nuốt xuống đờm này xuống bụng, đờm theo đường tiêu hóa ra ngoài. Với trẻ lớn hơn và người lớn sẽ khạc đờm ra ngoài. Một số trẻ không nuốt, không khạc nhổ đờm thì sẽ tống đờm ra ngoài qua động tác ói.
Nhưng nếu trẻ có cơn ho, ói ngay sau bữa ăn thì phụ huynh lại càng sốt ruột và muốn tìm ngay một loại thuốc “tiêu đờm”. Đây chính là lý do mà nhiều phụ huynh tự ý tìm các thuốc theo mách bảo trên mạng hoặc tự ra nhà thuốc mua thuốc về cho con uống – điều này vô cùng nguy hại đối với trẻ.
.
Về các loại thuốc tác động lên đờm như: brombohexin, acetylcystein, guaifenesin… được cho là giúp tiêu đờm – loãng đàm. Thực tế thì về mặt cơ chế, chúng sẽ cắt các phân tử trong đờm hoặc tăng tiết nước vào trong đờm khiến cho đờm loãng ra. Khi đờm loãng ra rồi thì chỉ một vài động tác ho mạnh là trẻ bật được đờm ra ngoài.
Về lý thuyết thì hay ho như vậy, nhưng thật không may hầu như tất cả những thuốc này đều không chứng minh được hiệu quả trên các chứng ho cảm, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, suyễn, viêm phổi…, nói tóm lại là viêm trên đường hô hấp của trẻ em.
Do đó trong các bài lý thuyết cũng như trong nhiều hướng dẫn điều trị trên thế giới không hề xuất hiện những nhóm thuốc này trong phác đồ điều trị cho trẻ. Trái lại một số thuốc trong những nhóm này có thể kích thích trẻ lên cơn co thắt phế quản, nhất là những trẻ có tiền sử khò khè tái đi tái lại”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *