Điều trị khàn tiếng hiệu quả

Để điều trị khản tiếng hiệu quả, chúng ta cần giảm bớt hút thuốc lá, giảm khản tiếng bằng điều chỉnh liệu pháp ăn uống.

Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường trong giọng nói. Nguyên nhân gây nên tình trạng có thể do viêm, phù nề niêm mạc họng, thanh quản, tổn thương niêm mạc thanh quản hay do u nhú gây bất thường cử động của dây thanh.

Tình trạng thường gặp gồm: phát âm quá mức (khóc, gào thét), nói nhiều, cảm mạo, hút thuốc lá quá nhiều, lúc ho dữ dội, gây đau dây thanh, theo đó bị khàn tiếng.

Khi bị khàn tiếng, trước tiên điều trị bằng liệu pháp ăn uống. Nên ăn nhiều thức ăn giá trị dinh dưỡng cao, có ích đối với thanh quản, chẳng hạn như quả sung, quả lê, quả lựu… Quýt ngọt, cà tím, măng, thức ăn ngâm chua nhiều, sẽ gây co thắt cơ hầu họng, ảnh hưởng không tốt cho giọng nói; ngoài ra cũng không ăn nhiều thức ăn mặn.

Nếu liệu pháp ăn uống không hiệu quả, chắc có vấn đề thực thể như u, polyp, loét ở thanh quản, viêm thanh quản mạn tính, viêm họng.Khàn tiếng tiếp tục kéo dài nữa, có thể mắc ung thư hầu họng. Điều trị bằng liệu pháp ăn uống trên 3 tuần không hiệu quả, tốt nhất bạn đi khám bác sĩ tai mũi họng.

Mách bạn bài thuốc hay:

Nước ô mai – mật ong thúc đẩy bài tiết nước bọt: Sách Tam quốc chí có câu chuyện “nhìn cây ô mai chảy nước dãi”. Cho thấy ô mai khô có công dụng thúc đẩy bài tiết nước bọt và giải khát, bên cạnh mật ong nhuận hầu, ngừa khô miệng.Cho nên, khi khàn tiếng miệng khát, dùng nước ô mai – mật ong hiệu quả độc đáo.

Cách làm:  Ô mai phơi khô, bỏ hột.  Ô mai tán bột mịn.  Dùng bột ô mai khô 3g và mật ong 30ml trộn lại, thêm nước vừa đủ khuấy đều thì dùng.

Nước lê có hiệu quả với đau họng và khàn tiếng: Khí hậu phía Bắc thường khô táo, rất nhiều người đau họng, khàn tiếng, cho nên quả lê được dùng như nguyên liệu để điều trị. Quả lê giúp giải nhiệt, trợ giúp tiêu hóa, ngoài ra đối với các chứng bệnh hầu họng cũng có hiệu quả tốt.

 

Quả lê đối với các chứng bệnh hầu họng hiệu quả tốt

Khi bị khàn tiếng, dùng nước lê súc miệng.Đồng thời, cảm thấy miệng khát, dùng một quả lê, cắt lát mỏng, ngâm trong nước lạnh khoảng nửa ngày, chia dùng vài lần.

Quả lê mang tính hàn, người dễ tiêu chảy do lạnh hoặc ớn lạnh, phụ nữ sau khi sanh, tốt nhất đun nóng mới dùng.

Nước lựu chống viêm có hiệu quả: Khi khàn tiếng, đau họng, viêm amiđan, loét miệng, có thể uống nước lựu nhuận hầu giải khát. Nếu quá đậm đặc, có thể thêm nước pha loãng. Ngoài ra, cảm thấy đau họng nhiều, cũng có thể thêm mật ong vừa đủ.

Cách làm: Dùng 1 – 2 quả lựu giã nhuyễn, bọc trong vải mùng vắt ra nước.

Khàn tiếng kèm miệng khát dùng nước củ cải: 1 củ cải xay nhuyễn, cho vào ly khoảng 1/3, rót thêm nước nóng trộn đều; uống ngày 3 lần. Đối với các chứng khàn tiếng kèm miệng khô, đau họng, ho, nhiều đàm, viêm loét miệng… đều có công hiệu.

Đậu phộng cả vỏ ngoài 60g, thêm 2 ly nước đun sôi, chuyển lửa nhỏ nấu đến khi đậu nhừ. Dùng nước sắc và ăn đậu phộng.

Trong siêu đất cho vào trà 5g, rang khô, thêm muối 6g sao đến cháy đỏ, thêm lá tía tô 5g và nước để sắc, ngày 2 lần, rất có công hiệu đối với khàn tiếng.

DS. BÀNG CẨM
Nguồn: Suckhoedoisong.vn


GIẢI PHÁP HỖ TRỢ GIẢM HO, GIẢM ĐAU HỌNG HIỆU QUẢ (KÍCH VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT)


Từ khoá: Chữa ho, Siro Xạ Can DIVAViên Ngậm Xạ Can DIVACây Xạ Can, Khản tiếng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *